1. Tổ yến – yến sào là gì?
Yến sào hay tổ yến là tên gọi của một loại thực phẩm được lấy từ tổ của chim yến, đây là một trong những “cao lương” được biết đến rộng rãi hiện nay. Đây là một loại thực phẩm bồi bổ cơ thể được dùng khá phổ biến và ưa chuộng tại các nước vùng Đông Á.
Tổ yến được xem là 1 trong 8 món ăn “quý giá” ở Việt Nam và súp tổ yến được ví như “món trứng cá caviar của phương Đông”. Món ăn này đã được tiêu thụ cách đây khoảng 400 năm bởi người Hoa. Ở HongKong, bạn phải chi khoảng 60 USD cho một bát súp tổ yến được chưng với một ít tinh bột bổ sung cùng với một chút đường.
Chim yến làm tổ trên những vách đá “cheo veo”, để lấy được loại thực phẩm này, người thu hoạch cần phải đi đến những hang sâu khá nguy hiểm. Chính vì lẻ đó mà tổ yến thuần tự nhiên có giá không hề rẻ. Ngoài ra ngày nay chim yến đã được nuôi trong nhà để khai thác tổ nên giá cũng rẻ hơn.
Những loại yến sào được dùng nhiều trên thịt trường chủ yếu lấy từ tổ của loài yến Hàng – chim yến trắng (Aerodramus fuciphagus) và yến Tổ đen – chim yến đen (Aerodramus maximus). Tổ yến của yến Hàng là được biết đến dưới tên Yến Đảo là loại yến sào có giá trị cao nhất trên thị trường.
Thời gian làm tổ của chim yến rơi vào cuối tháng 3 cho đến giữa tháng 5. Tổ yến được làm từ nước bọt của chim yến, có hình cái bát dính chặt vào vách đá, tường hay xà nhà và thời gian gầy dựng một “mái ấm” trung bình khoảng 30 – 35 ngày.
Mỗi cặp chim yến thường chỉ đẻ 2 quả trứng và “vợ chồng” sẽ thay nhau ấp trứng. Khi trứng đã nở, chúng luân phiên nhau đi săn mồi để chăm sóc và nuôi dưỡng con cho đến khi chúng “đủ lông đủ cánh”.
Người ta thu hoạch tổ yến dựa vào đặc điểm sinh sản này của chúng. Thường 1 năm sẽ có 3 khoảng thời gian để thu hoạch lý tưởng như sau:
- Lúc vừa làm tổ xong nhưng chưa đẻ trứng: Thời gian này tổ yến có kích thước khá nhỏ vì chúng vẫn luôn “xây ” thêm cho tổ ngày càng dày và vững cho đến khi đẻ trứng mới dừng lại.
- Khi đã đẻ nhưng trứng chưa nở: Tổ yến lúc này có phần dày hơn và khá ít tạp chất. Nhưng người ta hạn chế lấy tổ yến vào thời gian này vì không muốn những bé yến con chưa kịp thấy ánh sáng đã bị mất nhà.
- Khi yến non đã rời tổ: Đây là thời gian thích hợp để thu hoạch, vừa lấy được số lượng lớn vừa không ảnh hưởng nhiều đến đời sống cũng như số lượng chim yến. Nhưng tổ yến lúc này có khá nhiều tạp chất vì chứa nhiều phân và lông của yến non vừa rời đi.
2. Các loại yến sào trên thị trường
Dựa theo nguồn gốc
Yến đảo
Yến đảo được lấy từ tự nhiên, trong các hang động trên các đảo và phổ biến là tổ của yến Hàng (Fuciphaga) và yến Tổ đen (Maxima). Chính vì tính chất tự nhiên và mức độ nguy hiểm khi thu hoạch đã tạo nên giá trị của yến đảo, đồng nghĩa với giá thành để sở hữu chúng không hề thấp.
Tổ của chim yến đảo có hình như một cái chén để bảo vệ trứng và những bé yến non, hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Tùy thuộc vào thời gian thu hoạch mà dộ dày của tổ cũng như lượng tạp chất có thể thay đổi khác nhau.
Giá tổ yến sào đảo tự nhiên cao ít nhất là gấp đôi tổ yến nhà, kết cấu tổ bền chắc, ngâm nở để nhặt lông lâu hơn, thời gian chế chế biến món ăn từ tổ yến đảo cũng lâu hơn.
Yến trong nhà
Nhiều người vẫn hiểu lầm yến nhà là yến được nuôi trong nhà. Trong thực tế, yến sinh sống tại những “cái hang” nhân tạo là những con yến sống ngoài tự nhiên được con người ta dẫn dụ về nhà bằng những phương pháp kỹ thuật riêng biệt.
Việc nuôi yến này tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền của của “chủ đầu tư”. Bạn cần rất nhiều thời gian để kêu gọi và “tạo niềm tin” để chúng có thể an tâm mà làm tổ ở nơi mà bạn xây nên.
Chim yến chỉ săn và ăn những con côn trùng khi đang bay. Chính vì vậy, bạn không thể nào nuôi chúng bằng thực ăn nhân tạo. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cũng như màu sắc của tổ yến trong nhà.
Tổ yến trong nhà thường có màu trắng ngà, độ dày tùy thuộc và số lượng thức ăn. Đối với tổ yến trong nhà, người ta có thể thu hoạch từ 1 – 4 lần trong một năm.
Theo độ sạch của tổ yến
Yên thô
Đây được xem là loại yến “nguyên thủy” nhất, chúng còn chứa khá nhiều tạp chất và lông chim yến. Loại tổ yến này được đánh giá cao vì hàm lượng dinh dưỡng và giữ được hương vị một cách trọn vẹn nhất.
Yến sơ chế
Loại yến này đã trải qua quá trình sơ chế để làm sạch lông yến và tạp chất còn sót lại sau khi thu hoạch. Đây là loại được sử dụng khá phổ biến vì sự tiện lợi và vẫn giữ được một số chất dinh dưỡng thiết yếu.
Yến tinh chế
Đây là loại yến có giá thành cao nhất vì đã trải qua các công đoạn như ép khuôn, loại bỏ hoàn toàn tạp chất và lọc lại dinh dưỡng hoàn hảo nhất. Các công đoạn thực hiện khá công phu đã khiến giá thành cao và không phổ biến như 2 loại trên.
Theo màu sắc của yến
Huyết yến
Loại yến này có màu đỏ tươi và có giá thành cao nhất trong tất cả các loại tổ yến, dao động từ 24 – 26 triệu đồng cho 100gr yến thô và yến tinh chế.
Theo quan niệm dân gian, yến huyết được tạo nên do máu của chim yến bị lẫn vào khi làm tổ. Tuy nhiên khoa học chưa thật sự khẳng định điều này. Trên thực tế, màu sắc của chúng được hình thành do sự phản ứng của các chất trong tổ yến với môi trường bên ngoài.
Hồng yến
Hồng yến có màu cam nhạt cho đến cam đậm và cũng có giá trị dinh dưỡng cao cũng như độ quý hiếm. Màu sắc càng đậm thành của chúng sẽ càng cao.
Bạch yến
Đây là loại yến phổ thông và được ưa chuộng nhiều nhất trên thị trường, mỗi năm có thể thu hoặc từ 3 – 4 lần và chiếm khoảng 90% số lượng tổ yến trên thế giới.
3. Tác dụng của yến sào đối với sức khỏe
Giúp da trẻ đẹp
Yến sào là một thực phẩm hỗ trợ sức khỏe và giảm nếp nhăn và làm sáng da một cách hiệu quả. Rất nhiều người tìm đến yến sào và sử dụng chúng như một phương pháp làm đẹp tự nhiên.
Tăng cường sức khỏe cho đôi mắt
Theo kết quả nghiên cứu năm 2011 trên thỏ, tổ yến được chứng minh là có thể cải thiện và tăng cường sức khỏe cho mắt. Nhờ vào sự kích thích sự sản xuất nhiều tế bào sợi và đây là bằng chứng khá thuyết phục về tác dụng của yến sào đối với thị lực.
Cải thiện sức khỏe tiêu hóa
Yến sào có thể tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa ở trẻ em và giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng. Đây là loại thực phẩm được cho là rất dễ tiêu hóa và còn giúp cho đường ruột hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn.
Phục hồi sức khỏe sau sinh
Yến sào là loại thực phẩm giúp phụ nữ sau sinh phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Không những vậy, chúng còn giúp “mẹ bỉm” giảm được tình trạng rụng tóc sau sinh. Hơn nữa, thực phẩm này còn giúp tăng cường năng lượng và chất lượng giấc ngủ của phụ nữ sau sinh.
Tăng cường hệ miễn dịch
Một cuộc thí nghiệm trên chuột đã chứng minh rằng, một số loại protein trong tổ yến có thể thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào B và tăng cường hệ miễn dịch. Tế bào B là yếu tố chính để sản xuất kháng thể cho cơ thể.
Ngăn ngừa tình trạng lão hóa
Những người thường ăn yến sào, được báo cáo là ít đau ốm, hệ miễn dịch tốt, nhiều năng lượng, ngủ ngon, sắc mặt hồng hào và khả năng sinh sản cũng tốt. Không những vậy, người ta thường ăn yến sào đều đặn trong thời gian dài với mục đích chính là ngăn ngừa lão hóa.
4. Các lưu ý khi ăn yến sào
Thời điểm ăn yến sào
Yến sào được cho cho là tốt nhất khi ăn vào buổi sáng, nhất là bụng đang rỗng. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ yến sào giữa hai bữa ăn chính còn có thể hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sự hấp thụ dưỡng chất.
Lượng dùng
Mặc dù cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể nhưng bạn không nên lạm dụng yến sào. Việc thừa cũng có thể dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh và bạn cũng không nên ăn yến sào khi cảm thấy mệt mỏi hay bị ốm.
Các chuyên gia khuyên dùng với liều lượng như sau:
- Trẻ em 1- 12 tuổi: Bé 1 – 3 tuổi ăn 3gr yến sào khô/lần và không nên cho trẻ ăn yến sào quá sớm, nhất là trẻ sơ sinh hay trẻ mới bắt đầu tập ăn giặm nhé, chỉ nên dùng 50gr/tháng và dùng đều cách ngày. Bé 3 – 10 tuổi có thể ăn yến sào 100gr/tháng, dùng đều đặn cách ngày 1 lần khoảng 6 – 7gr/lần.
- Trẻ vị thành niên và người lớn: 5 – 10gr yến sào khô/lần.
- Phụ nữ mang thai: Trong 3 tháng đầu không được dùng yến sào; 4 – 7 tháng dùng trung bình 100gr/tháng, khoảng 7gr/lần và dùng đều cách ngày. 8 – 9 tháng nên dùng khoảng 70gr/tháng và mỗi lần dùng khoảng 5gr dùng đều cách ngày.
- Người lớn tuổi: Đối với tháng đầu tiên nên dùng đều cách ngày khoảng 150gr/tháng và mỗi lần dùng khoảng 5gr. Từ tháng thứ 2 trở đi dùng đều cách ngày khoảng 100gr/tháng và chia đều mỗi lần dùng khoảng 6 – 7gr.
- Người đau ốm: Nếu đang trong giai đoạn điều trị có thể dùng đều đặn mỗi ngày 1 chén yến chưng đường phèn với liều lượng 5gr/lần và trung bình dùng khoảng 150gr/tháng và dùng đều cách ngày.
5. Các món ngon từ yến sào
Yến chưng đường phèn
Yến sào dai mềm kết hợp với hương thơm nhẹ của gừng và có thể kết hợp với sự bùi bùi của hạt sen. Đây sẽ là một món ăn vừa thơm ngon lại bổ dưỡng cho sức khỏe.
Cháo yến sào
Cháo yến là một món ăn rất phù hợp cho những người mới khỏi ốm để bồi bổ sức khỏe. Yến sào bổ dưỡng kết hợp họp các nguyên liệu như thịt gà, thịt bò, bồ câu tùy khẩu vị sẽ làm tăng thêm dược tính của món ăn.
Chè yến sào táo đỏ long nhãn
Táo đỏ ngọt thơm kết hợp với yến sào dai giòn cùng long nhãn thơm ngon sẽ là một món chè tráng miệng tuyệt vời cho ngày hè oi bức.
Tim gà tần yến sào
Tim gà tần đã vô cùng bổ dưỡng nay lại kết hợp với yến thơm ngon đầy dinh dưỡng. Đây sẽ là một món tuyệt vời để bồi bổ cơ thể sau cơn ốm vừa qua.
Súp yến sào càng cua
Súp cua đã quá quen thuộc với tất cả mọi người nay lại kết hợp với yến sào bổ dưỡng thơm ngon, tại sao bạn không thử vào bếp và thực hiện ngay món ăn này.